Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

KHI SAO THAM LANG TỌA THỦ MỆNH THÂN

  Sao Tham lang chủ về vật dục lẫn sắc dục. Cho nên ưa Hóa Lộc, Hóa Quyền, không cần có Văn xương, Văn khúc, Tả phụ, Hữu bật cũng có thể đạt tới phú quý. Gặp Văn xương Văn khúc thì trái lại, còn biến thành vật dục có ý vị phấn son bề ngoài, còn có ý vị xảo trá lừa dối. Tức là nói, ham muốn vật chất lợi về tranh thủ một cách đường đường chính chính, mà không ưa dấu diếm, che lấp lỗi lầm. Ở phương diện sinh hoạt tinh thần, sao Tham lang thích sự vật thần bí, nhất là tôn giáo, vu thuật. Thời cổ đại, Tham lang thường có biểu hiện là tu tiên, luyện đan, thời hiện đại thì có sắc thái thần bí của tôn giáo. Do Tham lang có biểu hiện tranh thủ ham muốn vật chất, cho nên giỏi giao tế thù tạc, mà những cuộc giao tế này ắt sẽ thiên nặng về tửu sắc. Với khả năng giỏi xử lý quan hệ giao tế, nên thích kết giao bạn hữu, cuộc đời có nhiều sắc thái trong sinh hoạ

LUẬN ĐOÁN VỀ ĐẠI HẠN VÀ TIỂU HẠN TRONG TỬ VI

  Những nguyên tắc để đoán vận hạn 1. Phải xác định rõ vận mệnh, tài bạch, phúc đức, quan lộc… Vận hạn xảy ra ở mức độ nào, còn tùy theo những điểm căn bản. Như đến hạn phát tài lớn, nhưng ở người Mệnh thấp, Tài bạch nghèo thì sự phát tài lớn chỉ có nghĩa dăm bảy ngàn; còn ở người Mệnh cao, Tài bạch xúc tích, thì phát tài có nghĩa là hàng triệu bạc. Gặp hạn xấu, có thể chết được, nhưng phải xem Mệnh và Phúc đức người đó thế nào. Nếu Phúc tốt, Mạng sống lâu, chưa thể đoán là hạn nặng đến chết. 2. Phải xác định gốc đại hạn 10 năm. Trên lá số tùy theo Âm dương Nam nữ và tùy theo Thủy nhị cục, Mộc tam cục, có ghi những số: 2,12,22,32… hay 3,13,23,33…Mỗi con số đó là số tuổi bắt đầu của đại vận 10 năm. Vậy con số 32 là chỉ về đại vận từ 32 đến 41 tuổi. Phải xem gốc đại hạn chủ về cái gì, rồi tiểu hạn (1 năm) mới ăn từ gốc đó mà ra. Thí dụ

KHI VÒNG THÁI TUẾ CHI PHỐI MỆNH - THÂN PHẦN 2

  TƯƠNG QUAN MỆNH, NHỊ HỢP, XUNG CHIẾU Để bàn về phạm vi này, cần đề cập tới mối liên hệ biểu kiến và nội tại cũng như xét qua lại vòng Thái Tuế ứng dụng vào sự tìm hiểu mặt trái ở đời so với cung Nhị-Hợp, cung Chính chiếu. Ngoài ra để dễ áp dụng hơn, tôi xin đan cử vài thí dụ điển hình. A- TÍNH TÌNH BIỂU KIẾN VÀ NỘI TẠI Không phải ai cũng  “ruột liền da” ,  “da liền ruột” , mà trái lại phần lớn chúng ta lại gặp nhiều hạng người như ruột gà. Nói rõ ra là, tính tình mà chúng ta nhận thấy ở họ qua sự biểu lộ hằng ngày, không hẳn là đích thực tình trạng bên trong của họ. Đó cũng là một hiện tượng ý nghĩ tương phản với lời nói. Hai trạng thái hướng  ngoại biểu  hay  Biểu kiến  (Apparence) và  Nội Tại  (Interieur), sẽ được phơi trần ra trước ánh sáng của Vòng Thái Tuế và cung Nhị Hợp, Chính chiếu. Nhờ vậy, cũng cùng một lời nói ta có thể phân biệt hai hạng người :  “Khẩu Phật Tâm Xà”  hoặc  “Khẩu Xà Tâm Phật” . Xem thêm: Xem quẻ Kinh Dịch 1- Biểu kiến (Apparence) Qua Vòng Thái Tuế ở cung Mệ